[tintuc]Vào thế kỷ 19, “Made in Germany” là một nhãn mác bị mọi người khinh thường. Thế nhưng, chỉ 100 năm sau, “Made in Germany” đã trở thành biểu tượng cho uy tín và chất lượng trên toàn cầu. Vậy điều gì đã làm nên bước chuyển biến thần kỳ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất nước Đức đến vậy ? Hãy cùng tới với câu chuyện của ngành công nghiệp Đức nhé.


KHỞI ĐẦU CHẬM TRỄ

Nước Đức là nước bắt đầu CNH rất muộn. Khi mà các cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp đã thành công thì nước Đức lúc bấy giờ vẫn đang là nước Nông nghiệp chậm phát triển. Người dân Đức sau thời kỳ CNH cũng chỉ học theo các công nghệ của Anh, Pháp. Và chủ yếu ngành sản xuất của họ là làm đồ giả. Vì lý do đó, Quốc Hội Anh chú trọng đặc biệt cải cách "luật thương hiệu" và ngày 23/8/1887. Theo đạo luật này, tất cả các hàng hóa có xuất xứ từ Đức phải có in dòng chữ "Made in Germany". Made in Germany vào lúc đã là biểu tượng của hàng giả, hàng kém chất lượng và bị mọi người kinh thường. Mặc dù Đức lúc đó là trung tâm khoa học của Thế giới, thế nhưng, những nghiên cứu khoa học của người Đức khi đó lại không gắn liền với sản xuất. Ngược lại, người Mỹ lại khác. Những người Mỹ sau khi tốt nghiệp và lấy được bằng xong họ không vùi đầu vào các nghiên cứu khoa học nữa. Thày vào đó, họ lăn mình đi làm ở các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. Và đó là lý do mà tính ứng dụng trong khoa học đã giúp Mỹ vượt qua Đức. Đầu thập niên 90 của thế kỷ 19, các nhà khoa học người Đức đã sang Mỹ để học tập kinh nghiệm, mở mang tầm mắt đã phát hiện ra rằng. Các sản phẩm công nghiệp của Mỹ lúc đó có tính công nghệ rất cao. Và lúc này, người Đức mới đưa ra phương châm mới của mình là "lý thuyết phải đi đôi với thực hành". Bắt đầu phát triển về khoa học ứng dụng. Do nước Đức có một nền tảng rất vững chắc về khoa học cơ bản, nên họ đã tiếp thu rất nhanh và vững chắc phương châm "lý thuyết phải đi đôi với thực hành". Đội ngũ các nhà khoa học ứng dụng người Đức đã đứng đầu trong thời gian nửa thế kỷ. Những đội ngũ công nhầ và kỹ sư làm việc rất ăn ý. Và kết quả họ đã lãnh đạo thành công cuộc "cách mạng động cơ đốt trong và điện cơ hóa". Việc này đã khiến cho nền kinh tế Đức không ngừng phát triển. Kể từ đó trở đi, các sản phẩm từ Đức, như: cơ khí, điện, quang học, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao... được mệnh danh là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất thế giới. "Made in Germany" khi này trở thành biểu tượng cho sự uy tín và chất lượng. Những công ty có tiếng nhất nước Đức đều được thành lập từ thời điểm này và vẫn luôn giữ được uy tín cho đến tận ngày nay.

NƯỚC ĐỨC CỦA CÂU CHUYỆN "THẢ CON SĂN SẮT, BẮT CON CÁ RÔ"

Một chiếc bút bị sản xuất tại Đức có thể rơi đến cả chục lần mà vẫn có thể dùng được. Những ngôi nhà của người Đức thì xây 120 năm cũng không sập vì người Đức lo sợ sự phá hủy của chiến tranh. Vào nhà một người Đức khó có thể phát hiện một sản phẩm nào khong phải "made in Germany". Thậm chí, bông lấy ráy tai nước Đức cũng sản xuất, dù giá thành sản xuất có thể là 10$ thay vì 1$ của người Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa và trở thành "công xưởng của thế giới", các nước khác thấy không hiệu quả nếu họ tự sản xuất và chảy qua Trung Quốc để đặt hàng. Nhưng nước Đức thì không. Họ vẫn tự sản xuất mọi thứ, từ cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp... cho dù giá thành rất cao. Vì họ luôn có 1 phân khúc thị trường riêng. Đó là những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới. Dân tộc Đức là một dân tộc theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất. Giữa sự chao đảo của của suy thoái kinh tế, nước Đức vẫn không hề hấn gì. Và còn là chỗ dự cho nhiều nước trong cộng đồng chung Châu Âu. Cũng nhờ sự hoàn hảo trong quá trình sản xuất này, mà uy tín về chất lượng của hàng hóa Đức luôn đứng top đầu  của thế giới. Người Đức chịu đầu tư cho quy trình, nhân sự nên đã hưởng thành quả là sự uy tín về chất lượng sản phẩm. Không chạy đua theo cuộc đua hàng giá rẻ, nên đó là là lý do khiến 1 đất nước chỉ vọn vẹn có hơn 80 triệu dân nhưng lại có tới hơn 2300 thương hiệu lớn tầm thế giới. Người Đức thì luôn chú tâm tới từng chi tiết trong sản xuất, các công nhân của doanh nghiệp Đức phải có tránh nhiệm sản xuất các sản phẩm chất lượng đứng đầu thế giới, đảm bảo một dịch vụ tốt. Có thể ai đó sẽ nói rằng: mục tiêu cuối cùng của kinh doanh chẳng phải là lợi nhuận hay sao? Thế nhưng đó có thể là trong triết lý kinh của người Mỹ, Anh hay một nơi nào đó trên thế giới, nhưng với người ĐỨc thì không. Họ có triết lý kinh tế riêng. Triết lý kinh tế của người Đức dựa trên 2 điểm cơ bản sau:

  • Quy trình sản xuất phải an toàn và nhuần nhuyễn.
  • Giá trị sử dụng của các sản phẩm phải có tính công nghệ cao. 

Khi vận hành một doanh nghiệp, nếu chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trên từng sản phẩm, sao cho tối ưu nhất, thì có thể đánh mất các mục tiêu dài hạn. Khi xây dựng được 1 triết lý kinh doanh dựa trên chất lượng và sự uy tín, doanh nghiệp Đức có thể trường tồn trước sóng gió. "không bao giờ vì một ngôi sao lấp lánh, mà bỏ lỡ một bầu trời đêm tuyệt diệu".

MỖI MỘT DOANH NGHIỆP CHỈ KINH DOANH MỘT LĨNH VỰC

Tại Đức, không có một doanh nghiệp nào có thể thành công trong một thời gian ngắn. Mỗi doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất. Có thể lúc ban đầu được coi là những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp phát triển chậm. Nhưng đặc biệt không có doanh nghiệp yếu kém, doanh nghiệp sản xuất đổ giả. Thường các doanh nghiệp tại Đức đều có cả trăm năm kinh nghiệm, luôn luôn chú trọng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Nươc Đức có xưởng rượu vang gần 400 năm tuổi, rất may trong thế chiến thứ 2 không bị Mỹ tiêu diệt. Thương hiệu lốp xe Horse nổi tiếng của Đức được thành lập từ 1871, hiện nay vẫn đang hoạt động hiệu quả và có chi nhánh trải khắp nước Đức. Adidas là công ty thể thao nổi tiếng thế giới được thành lập năm 1920 tai Đức đến nay đã hơn 100 năm tuổi, Heko Ketten là nhà sản xuất xích công nghiệp từ năm 1917 đến nay đã trải qua 4 thế hệ chủ sở hữu... Sản phẩm "made in Germany" không hề cạnh tranh về giá, và cũng không chạy đua theo bất kỳ một doanh sản phẩm nào khác của đối thủ. Với các doanh nghiệp của ĐỨc, giá cả chưa bao giờ quyết định tất cả. Việc cạnh tranh về giá có thể khiến các doanh nghiệp chạy trong một vòng luẩn quẩn. Nước Đức không phải không làm vì lợi nhuận, thế nhưng chỉ cần lợi nhuận của công ty vừa đủ phục vụ các yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Do vậy, người Đức thường có suy nghĩ "lợi nhuận là để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp". Đồng thời, lợi nhuận cũng dùng một phần để làm tăng chất lượng và dịch vụ của sản phẩm của doanh nghiệp mình lên. Có lần một giám đốc của công ty đồ dùng bếp Fisler được hỏi như sau: "cái nồi của ĐỨc sản xuất có thể dùng được 100 năm, nên mỗi lần một khách hàng vào mua thì người ta sẽ ko cần quay lại để mua thêm 1 cái nữa. Ông xem loại nồi của Nhật Bản chỉ dùng được 20 năm, tức là 20 năm sau họ sẽ quay lại mua một cái nữa. Như vậy có phải tốt hơn không? Tại sao ông ko làm nồi chất lượng kém hơn một thì đã có thể kiếm được nhiều tiền hơn không? Vị giám đốc này trả lời: làm sao mà thế được? Tất những người mua nồi của chúng tôi đều không phải đến mua lần nữa. Như vậy, họ sẽ truyền miệng cho nhiều người đến mua nồi của chúng tôi hơn. Vả lại, thế giới có gần 8 tỷ người, thì sẽ còn rất nhiều người mua đồ của chúng tôi nữa."

Triết lý kinh doanh của người Đức khác hẳn với số đông. Khi đã làm ăn thì chỉ trú tâm vào một lĩnh vực duy nhất. Người dùng sẽ cảm thấy chất lượng của sản phẩm, sẽ truyền miệng và giới thiệu cho người thứ 2, thứ 3... Và đây mới là cách mà nước Đức làm kinh doanh.

Gạt sạch băng tải Hosch
Hệ thống gạt sạch băng tải Hosch có giá đắt hơn nhiều lần so với đối thủ, nhưng khi sử dụng thì giá trị sử dụng lại rất xứng đáng với số tiền bỏ ra

KHÔNG TIN VÀO CHẤT LƯỢNG TỐT MÀ GIÁ LẠI RẺ

Ngành sản xuất của Đức có ưu điểm là không quan trọng giá thành. Đến ngay cả người Đức còn thừa nhận là đố của Đức chất lượng tốt nhưng giá không rẻ. Bạn có thể nói chuyện về giá với người Nhật, người Mỹ. Nhưng bạn sẽ bị gạt ngay đi nếu nói chuyện về giá đắt rẻ khi nói chuyện với người Đức. Họ thậm chí không tin có chuyện sản phẩm chất lượng tốt mà giá rẻ được. Sản phẩm "made in Germany" chú trongjv ề chất lượng, sở hữu công nghệ cao, dịch vụ tốt. Các sản phẩm của Doanh nghiệp Đức thường đều đứng đầu thế giới về chất lượng, các nước khác khó có thể sản xuất được những sản phẩm như vậy. Hơn 30% sản phẩm xuất khẩu của Đức đều không có đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi ở Đức đều không có chứa một chất phụ gia nào, tất cả đều là các vật liệu tự nhiên. Tất cả các sản phẩm dành cho sản phụ sau sinh đều phải được bán ở hiệu thuốc, không được bán ở ngoài thị trường. Socola của Đức đều sử dụng các hạt cacao nguyên gốc. Tất cả các sản phẩm liên quan đến sức khỏe đều phải qua quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo các nguyên liệu được sử dụng các chất tự nhiên. Các sản phẩm hóa chất cảu Đức đều không sử dụng trong công nghiệp, ví dụ: các chất tẩy rửa, xà phòng ngoài tác dụng vệ sinh khử khuẩn ra, thì phần lớn đều áp dụng công nghệ phân hủy sinh học để đảm bảo các hóa chất không gây hại cho quá trình phát triển tự nhiên của con người. Sản phẩm máy lọc nước của Đức sử dụng hệ thống lọc vô cơ để lọc chất bẩn có thể lọc các chất hữu cơ đội hại mà còn tăng Magie cho nước, nước uống từ máy lọc của Đức bạn sẽ cảm thấy nước có vị ngọt thanh. Dụng cụ nhà bếp của Đức có tính kháng khuẩn tự nhiên, chịu được nhiệt độ cao lại bảo vệ môi trường. Người ta thường nói, dùng nồi Đức là phải dùng được cả trăm năm. Cho nên nhiều nhà ở Đức mới dùng nồi từ đời này sang đời khác, không cần phải mua đến cái thứ 2. Sản phẩm nồi của Đức làm hoàn toàn từ gang và thép, trong nắp nồi có kiểu hoa văn lạ. Được biết, hoa văn nắp nồi là một kỹ thuật giúp cho hơi nước được lưu thông tự nhiên, không bị khô. Quay trở lại với vị giám đốc công ty sản xuất nồi kể trên, khi được hổi tại sao nồi của Đức lại sử dụng được cả trăm năm. Ông trở lời: 

  • lý do thứ nhất là do nước Đức có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Vậy nên, để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, người Đức buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sử dụng lên cao nhất có thể. 
  • lý do thứ hai là người ĐỨc quan niệm chất lượng của sản phẩm tốt hay không đều ở tuổi thọ của sản phẩm 
Xích Heko, thành lập từ 1917

Heko sản xuất xích công nghiệp từ năm 1917, trải qua 4 thế hệ, hiện tại vẫn sản xuất xích công nghiệp bán khắp thế giới


Video từ BattleCry

Trên đây là triết lý kinh doanh và quan điểm chất lượng của người đức, của sản phẩm "made in Germany". Bạn có ý kiến gì cho việc này?? Hay để lại quan điểm của bạn ở phần bình luận.[/tintuc]

[tintuc]Máy móc & Thiết bị (M&E) là lĩnh vực công nghiệp lớn thứ hai và sáng tạo nhất ở Đức. Đây là một trong những động cơ công nghệ thúc đẩy đất nước trở thành một quốc gia công nghệ cao - và kết hợp tất cả các công nghệ chủ chốt của tương lai (bao gồm điện tử, robot, vật liệu và phần mềm).


Hiện nay, lĩnh vực sản xuất trang thiết bị của Đức đang tập trung phát triển các giải pháp trung hòa carbon nhằm giúp đất nước này hiện thực hóa mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Những ngành công nghiệp quan trọng tiếp tục được đẩy mạnh ở Đức bao gồm điện tử, người máy, vật liệu phần mềm, pin và bán dẫn…

Năm 2021, các nhà máy kỹ thuật cơ khí là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Đức. Doanh thu 260 tỷ euros-Một kỷ lục mới đóng góp đáng kể vào sự khởi sắc của nền kinh tế nước này. Năm 2020, 81% doanh thu máy móc được tạo ra từ xuất khẩu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã sẵn sàng bắt nhịp với nền công nghiệp 4.0 đầy tham vọng đánh dấu bước ngoặt mở ra một kỷ nguyên mới nhằm “biến đổi”ngoạn mục hơn nữa ngành công nghiệp này.

Các công ty tư nhân Đức luôn có cách phát triển rất bền vững

Đức đã dành khoản Đầu tư hàng chục tỷ euro vào lĩnh vực sản xuất pin và bán dẫn sẽ chứng kiến nhu cầu đáng kể với sự mở rộng thị trường cho các giải pháp kỹ thuật cơ khí trong vòng 5 năm tới.

Năm 2020, với thị phần sản xuất và thương mại máy móc toàn cầu chiếm gần 16%, các công ty cơ khí của Đức luôn dẫn đầu thế giới (dù xuất khẩu đã bị Trung Quốc soán ngôi do Covid và chiến tranh Nga tại Ucraina). “Siêu phẩm máy móc” củng cố vị trí của quốc giá này trước cả Trung Quốc và Mỹ. Các nhà sản xuất máy móc của Đức dẫn đầu thị trường thế giới với 13 phân ngành sản phẩmđược xếp hạng 1 và 8 phân ngành hạng 2 trong số 31 lĩnh vực của khối Công nghiệp máy móc và trang thiết bị (M&E).

Đức là “quê hương” của các nhà máy sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp cơ khí hoạt động tốt nhất châu Âu với doanh số kỷ lục 260 Tỷ euro năm 2021. Xu hướng doanh thu tăng được thiết lập để tiếp tục dự báo thị trường năm 2022  sẽ đạt khoảng 265 Tỷ euro và năm 2025 dự kiến 290 tỷ euro. Tuy giá trị xuất khẩuđã được cải thiện,đạt mức ​​tăng trưởng 9,8% lên 179,4 tỷ euro vào năm 2021. Con số này vẫn thấp hơn năm 2019 với 181,7 tỷ euro  nhưng cao hơnnăm 2018 là 177,8 tỷ euro. Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất ở châu Âu, với thị trường chỉ riêng EU đã tạo ra giá trị của ngành công nghiệp máy móc kỹ thuật M&A khoảng 586 tỷEuro.

Phạm vi của ngành công nghiệp máy móc bao gồm công nghiệp máy móc theo nghĩa rộng và công nghiệp máy móc theo nghĩa hẹp. Ngành máy móc theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các loại máy móc nói chung, động cơ điện tử, xe cộ, đồ dùng, trang thiết bị chính xác,…Ngành máy móc theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ riêng ngành máy móc, trang thiết bị công nghiệp.

Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản được đánh giá là những cường quốc cơ khí tốt nhất thế giới.Dân số của Đức là 82,79 triệu người và thu nhập quốc dân là 47.450 đô la Mỹ/người/năm. Hoa Kỳ có dân số 327,16 triệu người, thu nhập quốc dân là 62.850 đô la Mỹ/người/năm. Nhật Bản có dân số 126,23 triệu người và thu nhập quốc dân là 41.340 đô la Mỹ/người/năm.

Dân số Đức chỉ bằng 65% so với dân số Nhật Bản nhưng xuất khẩu máy móc thiết bị của nước này gấp 1,77 lần Nhật Bản. Dân số Đức chỉ bằng 25% so với Hoa Kỳ, và xuất khẩu gấp 1,52 lần Hoa Kỳ. Đức là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu trang thiết bị máy móc trong nhiều năm trước năm 2020- năm đã bị mất vị trí dẫn đầu về tay Trung Quốc do covid và chiến tranh Nga tại Ucraina. Do đó, quốc gia này đã phải giảm sản xuất vì thiếu khí đốt và thiêu nguyên vật liệu bởi lệnh đóng cửa từ Trung Quốc.

Các thị trường lớn của Đức, theo Hiệp hội Công nghiệp cơ khí Đức VDMA công bố phân tích theo tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 là 177,8 tỷ euro, châu Âu chiếm 57%, châu Á chiếm 24%, Bắc Mỹ chiếm khoảng 12% và các thị trường khác chiếm khoảng 7%.

Theo thông tin do Hiệp hội Công nghiệp Cơ khí VDMA của Đức công bố, năm 2017, Đức chiếm 15,9% giá trị thương mại máy móc thiết bị toàn cầu, Trung Quốc chiếm 13,2%, Hoa Kỳ chiếm 10,0%, Nhật Bản chiếm 9,6%, Ý chiếm 7,3%,

Hiệp hội Công nghiệp Cơ khí VDMA của Đức ước tính doanh thu toàn cầu của ngành máy móc và thiết bị năm 2018 là 2.600 tỷ euro. Năm quốc gia sản xuất hàng đầu là Trung Quốc Đại lục, Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản, chiếm hơn 70% doanh thu toàn cầu.Mười công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đã có thể chiếm hơn 80% doanh thu toàn cầu.

Công nghiệp máy móc nói chung là quan trọng nhất ở các nước tiên tiến. Theo số liệu của các nước Đức và Nhật Bản, ngành máy móc theo nghĩa rộng chiếm khoảng gần một nửa tổng ngành sản xuất. Theo số liệu từ ngành công nghiệp sản xuất của Đức, năm 2018, doanh thu ngành máy móc thiết bị là khoảng 232 tỷ euro, ngành điện tử và điện là 193 tỷ euro, ngành công cụ giao thông là 300 tỷ euro và doanh thu sản xuất là 1.501 tỷ euro. Công nghiệp máy móc ở Đức chiếm 48% công nghiệp chế tạo của đất nước này.

Các chỉ số này cho biết ngành máy móc và thiết bị của Đức lớn như thế nào và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Ngành công nghiệp máy móc và thiết bị có nhiệm vụ hỗ trợ tổng thểnền công nghiệp sản xuất của đất nước và quan trọng hơn là ngành công nghiệp quốc phòng. Hoạt động kinh doanh sản xuất của Đức dựa vào ngành máy móc và thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Một nền công nghiệp quốc phòng độc lập cần có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị công nghệhiện đại.

Đặc thù của ngành máy móc thiết bị là vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, nhân tài công nghệ cao…Ngành máy móc thiết bị là ngành thực sự cần nhiều vốn, thâm dụng công nghệ và nhân tài, máy móc thiết bị ngành công nghiệp có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện Đức có nhiều “Nhà vô địch” tiềm ẩn của ngành này.

Máy móc & thiết bị là lĩnh vực lớn nhất của Đức theo mức độ hoạt động, có gần 6.600 công ty - trong đó gần 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ- dọc theo chuỗi giá trị. Các công ty M&E của Đức vẫn là công ty công nghiệp lớn nhất của Đức: Ngành M&E của Đức hiện sử dụng lực lượng lao động hơn một triệu người. Với tổng chi tiêu cho R&D là gần 17 tỷ EUR vào năm 2021,ngành M&E được coi là một trong những ngành đổi mới nhất trong cả nước.Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, các lĩnh vực máy công cụ, công nghệ truyền động và thiết bị xử lý vật liệu là những lĩnh vực quan trọng nhất về doanh thu hàng năm.

Ngành công nghiệp máy móc thiết bị của Đức là ngành có năng suất lao động cao nhất đối với các nhân viên kỹ thuật, công nghệ và đứng trong top đầu trên thế giới về các công ty máy móc và thiết bị của Đức, tạo ra công ăn việc làm, doanh thu của công ty, năng suất nhân sự, sản xuất và xuất khẩu. Tất cả những điều đó giúp cho Đức là nước có nền công nghiệp máy móc thiết bị số một thế giới.

Nước Đức được đánh giá có nhiều robot công nghiệp hơn cả Mỹ từ năm 2017

Năm 2018, ngành công nghiệp máy móc và thiết bị của Đức có 6.523 doanh nhân (3.200 thành viên VDMA, chiếm khoảng một nửa), ngành công nghiệp này sử dụng 1,05 triệu lao động và năng suất lao động là 218.200 euro/người/năm. Giá trị sản xuất là 224,3 tỷ euro, tổng xuất khẩu là 177,8 tỷ euro, nhập khẩu là 75 tỷ euro, bán nội địa là 46,5 tỷ euro và thị trường nội địa là 121,5 tỷ euro.

Ngành máy móc và thiết bị phải hỗ trợ ngành sản xuất chung của đất nước. Hoạt động kinh doanh sản xuất của quốc gia phụ thuộc vào ngành công nghiệp máy móc và thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó. Ngành công nghiệp máy móc và thiết bị ở Đức được phân loại thành hơn 30 dòng sản phẩm, với hơn 100 sản phẩm ở hạng trung và hàng nghìn sản phẩm phụ...

Các lĩnh vực công nghiệp tiêu biểu của ngành máy móc và thiết bị của Đức bao gồm kỹ thuật truyền tải điện, công nghệ xử lý vật liệu, công nghệ vận tải hàng không, máy công cụ, máy đóng gói thực phẩm, máy nông nghiệp, van và phụ kiện đường ống, máy xây dựng và máy móc vật liệu xây dựng, thiết bị năng lượng chất lỏng, v.v. .Ngành công nghiệp này có thể chiếm khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, còn có máy móc nhựa và cao su, máy dệt, máy bơm, máy chế biến gỗ, hệ thống động cơ, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị toàn bộ nhà máy, robot và tự động hóa, hệ thống nén và chân không, công cụ dụng cụ chính xác, công nghệ kiểm tra và thử nghiệm, công nghệ in và sản xuất giấy...

Chưa kể những sản phẩm khác như thiết bị bán dẫn và bảng điều khiển, công nghệhệ thống truyền nhiệt, thang máy và thang cuốn, công nghệ tự động hóa động cơ, hệ thống điện, máy đúc, công nghệ may mặc và da, thiết bị sản xuất luyện kim loại, lò công nghiệp, công nghệ hàn, hệ thống làm sạch, thiết bị cứu trợ thảm họa, thiết bị an toàn và bảo hiểm...

Nguồn:Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam 

[/tintuc]

[tintuc]

Multiface® đã được phát triển đặc biệt để kết nối và bảo trì băng tải làm bằng cao su, PVC hoặc PU cũng như để kết nối lớp lót chống mài mòn (đã được cấp bằng sáng chế). Multiface® thậm chí còn có thể sử dụng cho các vật liệu như kim loại, thủy tinh, gốm sứ, gỗ, vải dệt và nhiều vật liệu nhựa khác, khi yêu cầu keo có độ bền cao và đàn hồi vĩnh viễn với khe hở rất mỏng.

Multiface® là chất kết dính phản ứng không có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Trên bề mặt tiếp xúc với cao su, nó cũng đạt được liên kết ngang hóa học độc đáo cho chất kết dính, tương ứng với quá trình lưu hóa nóng, nhưng bắt đầu ở nhiệt độ phòng. Do đó, Multiface® có thể được sử dụng để thay thế cho dung dịch lưu hóa và cao su thô trong quy trình nóng bằng máy ép lưu hóa. Với mục đích này, một lớp mỏng, cũng như áp suất và nhiệt độ thấp hơn là đủ để thực hiện lưu hóa hoàn toàn. Các nguyên liệu thô cao cấp nhất được lựa chọn đảm bảo việc sử dụng 

Multiface® dưới dạng hỗn hợp polyme mà không gây nguy hiểm cho con người và môi trường và có thể sử dụng ngay cả trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Vật liệu: Polyurethane (PU) 2 thành phần với tỷ lệ pha trộn 1:1

Màu sắc: Màu hổ phách trong suốt hoặc màu đen (các màu khác theo yêu cầu)

Dung môi: Không có dung môi, không chứa VOC, không chứa clo hữu cơ, không chứa CFC và không chứa CMR Tuân thủ REACH và được phân loại theo Chỉ thị RoHs 2015/863/EU

Khả năng tương thích sinh học và đáp ứng tiêu chuẩn y tế ISO10993 Được phê duyệt khi tiếp xúc với thực phẩm theo EG 1935/2004 và EU 10/2011


Đặc tính của Multiface

Keo phản ứng với khả năng đóng rắn bằng nhiều phụ gia và với cơ chế hóa rắn kết hợp Thời gian phản ứng, độ cứng và độ đàn hồi có thể thay đổi quy mô

Sản phẩm chất lượng rất cao với nguyên liệu thô tương thích sinh học (sản xuất tại Đức) Hỗn hợp của hai thành phần với hộp mực có thể bịt kín lại và máy trộn tĩnh Đặc biệt an toàn khi xử lý

Gia công đơn giản với đầu tư và thiết bị bảo hộ tối thiểu Độ dính tốt trong giai đoạn tạo gel

Tự san phẳng (hoặc thixotropic / không chảy xệ và tự dập tắt và chống tĩnh điện) Khả năng chống ẩm và bụi cao trong quá trình xử lý. 

Độ bền tĩnh và động cao sau khi đóng rắn hoàn toàn

Nhiệt độ sử dụng: -40°C đến +100°C (thời gian ngắn +120°C) làm vật liệu nối và lên đến +150°C như lớp phủ chống ăn mòn (Multiface 1.5: chỉ +120°C/248°F) Chống sốc, mài mòn, chống lão hóa, chống tia cực tím và thời tiết

Khả năng chống lại nước biển, dầu, dầu động cơ diesel, kiềm tuyệt vời và khả năng chống lại axit không đậm đặc sau khi đóng rắn hoàn toàn.

Chú ý: với một số hợp chất cao su cũng như nhựa có năng lượng bề mặt thấp, phải kiểm tra độ bám dính trước mỗi lần sử dụng.


Các ứng dụng điện hình cảu Hejatex Multiface

  • Dán nguội cao su với cao su, cao su với kim loại, cao su với nhựa,...
  • Sửa chữa các vết nứt, vỡ cho cấu kiện cao su
  • Dán nối băng tải, sữa chữa vết rách, thủ cho băng tải cao su
  • Dán cao su chống mòn
  • Phủ Multiface chống ăn mòn, chống bám dính

Thông tin thêm về các hướng dẫn tương ứng.

Quy cách đóng gói: Trong tuýp kép 25g; 50g; 200g; 400g hoặc 1.500g (hoặc trong thùng cho số lượng lớn hơn).

Tiêu hao: Số lượng cần thiết để dán là khoảng. 100-300 g/m² trên mỗi mặt tùy thuộc vào vật liệu, độ nhám của bề mặt, tốc độ đóng rắn của phiên bản đã chọn và lực nhấn của thiết bị cố định. Mức tiêu thụ có thể cao hơn khi lấp đầy các hư hỏng bề mặt, sửa chữa vết nứt và trong các ứng dụng phun.

Bảo quản: Tối thiểu 1 năm trong tuýp kép không có lá chân không. 

  • Tối thiểu 2 năm trong tuýp kép trong lá chân không. 
  • Tối thiểu 1 tháng sau lần sử dụng đầu tiên và niêm phong lại đúng cách.
  • Theo DIN 7716 bảo quản khô ở nhiệt độ +5°C đến +45°C. Mẹo: giữ trong túi hút chân không hoặc trong túi khóa để kéo dài thời gian bảo quản!

An toàn: Không vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và là sản phẩm cuối cùng không gây nguy hiểm đặc biệt cho con người hoặc môi trường. Do đó, thiết bị bảo vệ đường hô hấp là không cần thiết. Chỉ nên đeo thiết bị bảo vệ đường hô hấp trong quá trình chuẩn bị thô bề mặt tiếp xúc để tránh hít phải các hạt bụi. Chủ yếu nên đeo găng tay hoặc găng tay dùng một lần để tránh làm dính da tay, ngoài ra, vì Multiface® có thể hấp thụ một số bộ phận cấu thành của băng chuyền hoặc vật liệu bảo vệ, sau đó có thể thấm vào da. Việc đeo kính bảo hộ là bắt buộc, để tránh bắn hoặc dính vào vùng mắt khi tiếp xúc bằng tay. Trong trường hợp phun xịt bắt buộc phải mặc trang phục bảo hộ chống hóa chất cấp độ 3 và đội mũ chống gió để tránh các hạt khí dung dính vào da, tóc, mắt và đường hô hấp đường. Các quy định an toàn của địa phương phải được tuân thủ nghiêm ngặt.


(video giới thiệu giải pháp phủ chống ăn mòn bằng Multiface và Multi-EP)

TNV Engineers là đại diện chính của Hejatex GmhB tại Việt Nam cho việc phân phối các sản phẩm keo dán nguội và công nghệ phủ chống ăn mòn bề mặt bằng vật liệu Multiface và Multi-EP

[/tintuc]

 [tintuc]Bọc phủ cao su

Bọc phủ cao su chống ăn mòn là gì?

Bọc phủ cao su là một phương pháp được áp dụng nhằm bảo vệ nhiều loại hệ thống thiết bị bằng cách lót phủ lớp cao su chống trầy xước, ăn mòn lên bề mặt bên trong hoặc bên ngoài thiết bị.

Có thể nói rằng việc phủ lót dán cao su thiên nhiên chống ăn mòn bảo vệ bề mặt thiết bị áp dụng trong công nghiệp được các nước Châu Âu ứng dụng từ những năm 20 của thế kỷ 20. Ngày nay với sự phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ pha chế, chế biến cao su tổng hợp và chất kết dính. Việc bọc phủ cao su lên kim loại được xem như là một trong những ứng dụng hiệu quả, thành công trong việc bảo vệ chống ăn mòn và mài mòn thiết bị nhất hiện nay. 

Tại sao phải bọc phủ cao su chống ăn mòn?

Sự ăn mòn xảy ra khi kim loại tiếp xúc lâu ngày với những chất lỏng như nước và dung dịch có tính ăn mòn. Bọc phủ cao su sẽ xử lý hoàn hảo những nhược điểm này. Bọc phủ cao su cung cấp giải pháp chống ăn mòn hoàn hảo bằng cách dán những tấm lót cao su lên bề mặt kim loại hoặc bê-tông để bảo vệ khỏi những tác nhân ăn mòn từ môi trường bên ngoài.

Việc lót phủ được thực hiện thủ công, bằng cách dán các tấm cao su lên bề mặt vật liệu sau khi bề mặt được xử lý qua các bước như làm sạch tạo nhám, lăn keo, dán cao su dính chặt vào vật liệu, sau đó cho hấp hay còn gọi là lưu hóa cao su. Cao su khi lưu hóa sẽ cho ra một lớp bề mặt cao su dẻo dai, đàn hồi, cứng và bám dính rất chắc lên bề mặt thiết bị. 

Với đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên cao cấp có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm từ hãng Hejatex (CHLB ĐỨC) hướng dẫn, chỉ dạy tận tình trong nhiều năm liên tiếp cho đội ngũ kỹ thuật, nhân viên TNV Engineers những kiến thức và bí quyết bọc phủ cao su. Ngày hôm nay TNV Engineers đã tiếp thu được kỹ thuật, kỹ năng, kinh nghiệm lót dán cao su tiên tiến và khoa học của CHLB Đức. TNV Engineers sẽ mang đến những sản phẩm hoàn thiện bền vững nhất.  

Vì những thiết bị, điều kiện cũng như môi trường hoạt động của mỗi thiết bị khác nhau. Do đó, TNV Engineerssẽ tư vấn lựa chọn những nguyên vật liệu phù hợp nhất cho từng loại thiết bị của quý khách. 

Ưu điểm bọc phủ cao su chống ăn mòn

  • Kháng hóa chất, chịu nhiệt độ cao
  • Chịu va đập, rung lắc
  • Chống ăn mòn, mài mòn
  • Chịu áp suất, áp lực
  • Co giãn đàn hồi cao
  • Tiết kiệm năng lượng

Lợi ích của bọc phủ cao su chống ăn mòn

  • Lót dán chính xác
  • Độ dầy chính xác
  • Bám dính chắc chắn
  • Dễ phát hiện lỗi và nhanh chóng sửa chữa bảo trì
  • Vận chuyển dễ dàng
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài

Ứng dụng của bọc phủ cao su chống ăn mòn

  • Bọc phủ bề mặt bê tông, nhà xưởng, trang thiết bị, …
  • Bọc cao su trên các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, axit, các chất có độ ăn mòn cao.
  • Bọc phủ cho các công trình rảnh thoát nước, cầu, cống, …
  • Phủ các ống dẫn, bể lắng xử lý nước thải trung tâm, phủ chống ăn mòn.
  • Bọc lót cao su bồn thép
  • Bọc phủ cao su chống ẩm, chống rò rỉ
  • Bọc phủ cao su đường ống dẫn hóa chất
  • Bọc phủ cao su Bồn chứa xăng, dầu.
  • Bọc phủ cao su Bồn dự trữ nguyên liệu.
  • Bọc phủ cao su Bồn khuấy trộn
  • Đường ống dẫn hoá chất.
  • Bồn trao đổi Ion, thiết bị lọc Cation
  • Bồn chứa Axit HCl
  • Bồn chứa Xút (Soda)
  • Bồn chứa trang bị cho xe chuyên dụng chở hóa chất
  • Bồn chứa trang bị cho tàu chuyên dụng chở hóa chất
  • Bồn bể chứa hoá chất trong công nghệ luyện kim
  • Thùng chứa dung dịch hóa chất
  • Máy rửa làm sạch chất bẩn
  • Bể mạ thiếc, bể mạ crome
  • Tháp rửa khí của các nhà máy hoá chất, lò đốt rác.
  • Tháp rửa làm sạch khí 
  • Thiết bị trộn khuấy dung dịch hóa chất
  • Thiết bị khử mặn
  • Thiết bị lọc cát biển
  • Thiết bị sản xuất nước tinh khiết
  • Thiết bị chứa axit Sunphuric (Bồn, bể, ống chứa H2SO4)
  • Thiết bị xử lý chất thải
  • Thiết bị làm mềm nước 
  • Bể phản ứng nhà máy sản xuất acid H3PO4.
  • Bể lắng Axit phôtphoric
  • Bể phân tách hỗn hợp
  • Thiết bị trong công nghiệp khai thác khoáng sản
  • Thiết bị trong công nghiệp chế biến giấy
  • Thiết bị chứa hóa chất trang bị trên tàu thủy, tàu đánh bắt thủy sản
  • Tàu chở hóa chất
  • Xe chuyên dụng chở hóa chất 
  • Đường ống ngoài khơi
  • Kẹp nối ống ngoài khơi.
  • Ống khói các nhà máy hoá chất, phân bón.
  • Mặt sàn nhà máy hoá chất.

Liên hệ để có thêm chi tiết: 0345-015-515 
 [/tintuc]

[tintuc]Nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận và trải nghiệm khả năng vận hành của hệ thống gạt làm sạch băng tải thông minh HOSCH (Đức). TNV Engineers  và HOSCH Asia khởi động chương trình "Chạy thử MIỄN PHÍ hệ thống gạt sạch băng tải Hosch".

  • Đối tượng: Tất cả các khách hàng tại Việt Nam
  • Thời gian chương trình: đến hết ngày 31/12/2023
  • Các hệ thống gạt cho chương trình: 

  1. gạt sạch băng tải thông mình A1 - Thế kế cho nhưng băng tải kích thước nhỏ
  2. gạt sạch băng tải thông mình D series - Thế kế tối ưu

Các bước thực hiện:

Bước 1. Nhà máy điền thông tin yêu cầu thử nghiệm vào phiếu khảo sát (tải về tại đây) và gửi về cho TNV theo địa chỉ email: info@tnvengineers.com
Bước 2 TNV xác nhận loại gạt và thời gian gạt và kèm theo báo giá chính thức (nếu nhà máy quyết định giữ lại bộ gạt sau thời gian chạy thử)
Bước 3 Tiến hành lắp đặt và bàn giao theo dõi.
Bước 4 Nghiệm thu và bàn giao (nếu nhà máy quyết định giữ lại bộ gạt để sử dụng lâu dài)


Video dưới dây là giới thiệu bộ gạt D2-1000 được chạy, được lắp đặt và chay thử thành công tại nhà máy xi măng Tam Điệp vào năm 2020.


>>> Mọi kết quả đánh giá do nhà máy tự đánh giá dựa trên giá trị mà hệ thống mang lại cho nhà máy và giá cả theo báo giá mà TNV đã báo.

Liên hệ để có thêm chi tiết: 0345-015-515 tải về tham khảo THÔNG TIN GIỚI THIỆU HOSCH  
[/tintuc]

[tintuc]

Gạt sạch băng tải thông minh thế hệ mới Hosch A1. Một thiết kế hoàn toàn mới từ Hosch, được giới thiệu lần đầu tại Đức tháng 9/2021)  với mục tiêu sử dụng cho các băng tải có kích thước nhỏ (bề rộng dưới 1200mm) và thay thế 1 trong 2 gạt (sơ cấp và thứ cấp).


Những điểm nổi bật của gạt sạch băng tải Hosch A1

  • Thay đổi mô-đun không cần dụng cụ, đã được cấp bằng sáng chế.
  • Mở rộng hệ thống giá đỡ nhanh hơn.
  • Các mô-đun chéo để làm sạch hoàn toàn
  • Thích hợp cho các băng tải kích thước nhỏ
  • Không yêu cầu căn chỉnh mô-đun lại trong toàn bộ thời gian sử dụng.

Thông số kỹ thuật cơ bản của gạt sạch băng tải Hosch A1

  • Khoảng bề rộng băng: 500 - 1200mm
  • Tốc độ băng tối đa: 3.5m/s

Tải về các file tài liệu của hệ thống gạt sạch băng tải kiểu A1

 HOSCH A1 Brochure (Thông số kỹ thuật
 HOSCH A1 Dimensions (Thông tin kích thước)
 HOSCH A1 Installation (Hướng dẫn lắp đặt)
 HOSCH A1 Parts (Chi tiết và mã số đặt hàng)


[/tintuc]

[tintuc]Bí quyết để hệ thống băng tải cơ khí vận hành trơn tru


Băng tải là một trong những bộ phận dễ bị bỏ qua khi đến hạn bảo trì. Đó là bởi vì băng tải thường được cho là có hiệu suất cao, chỉ cần cắm vào và chạy, thế là xong. Tuy nhiên quan điểm này khiến cho những người vận hành dây chuyền lãng quên nghĩa vụ kiểm tra tính an toàn của nó. Dưới đây là 5 bí quyết giúp hệ thống băng tải vận hành trơn tru:

  1. Đào tạo:

Nhân viên bảo trì cần được cập nhật những kỹ thuật và quy trình sửa chữa băng tải mới nhất. Điều này giúp tránh tình trạng dừng máy và đảm bảo vận hành tối ưu. Khi nhân viên bảo trì đạt năng lực tiêu chuẩn, họ có thể đào tạo lại cho nhân viên vận hành thiết bị cần chú ý tới điểm gì để phát hiện ra các vấn đề trên băng tải. 


  1. Bảo trì phòng ngừa:

Một chương trình bảo vệ phòng ngừa chuẩn xác cần hoàn thành 3 mục tiêu sau đây:

  • Đào tạo nhân viên bảo trì và nhân viên vận hành thiết bị

  • Kéo dài tuổi thọ của băng tải 

  • Chủ động xác định các khu vực cần chú ý trước khi chúng ảnh hưởng tới vận hành

  1. Phụ tùng

Các phụ tùng như động cơ, dây curoa, và ổ trục là những hạng mục cần phải luôn luôn có sẵn, đây chính là bí quyết giúp giảm thiểu thời gian dừng máy.

  1. Ký hiệu cảnh báo

Cần chú ý các ký hiệu trên những bộ phận sau:

  • Dây curoa và xích

  • Ray dẫn hướng

  • Ổ trục

  • Động cơ 

  1. Tính an toàn

Tính an toàn của băng tải cần được chú ý khi thay thế các bộ phận

  • Sử dụng đúng bộ phận thay thế

  • Không trì hoãn: không chờ cho các chi tiết mòn hẳn rồi mới thay 

[/tintuc]

Sản phẩm

TNV Engineers cung cấp giải pháp công nghiệp cho ứng dụng vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống băng tải cao su. Bạn có thể tìm hiểu thông tin của sản phẩm và đặt hàng bằng cách click vào các link dưới dưới đây.

Về chúng tôi

TNV Engineers là một công ty tư nhân được thành lập và hoạt động dựa trên lòng đam mê kỹ thuật, ứng dụng tảng kỹ thuật và tinh thần chất lượng Đức vào thực tế sản xuất công nghiệp nặng tại Việt Nam. Hiện tại, TNV Engineers là đại diện chính thức của các hãng sản xuất lâu đời từ CHLB Đức: Hosch, Murdotec, Hejatex.
TNV Engineers làm gì?
  • Cung cấp giải pháp làm sạch và quản trị băng tải cao su
  • Cung cấp giải pháp kỹ thuật xích ứng dụng cho vận chuyển nguyên liệu rời
  • Cung cấp giải pháp kỹ thuật đắp, phủ, bọc chống ăn mòn, chống bám dính từ kỹ thuật cao su, nhựa và polymers.
TNV Engineers phục vụ ngành nào?
  • Xi măng
  • Nhà máy Điện
  • Hóa Chất - Phân Bón
  • Sản xuất thép

Video

Đối tác

0345-015-515