[tintuc]Vào thế kỷ 19, “Made in Germany” là một nhãn mác bị mọi người khinh thường. Thế nhưng, chỉ 100 năm sau, “Made in Germany” đã trở thành biểu tượng cho uy tín và chất lượng trên toàn cầu. Vậy điều gì đã làm nên bước chuyển biến thần kỳ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất nước Đức đến vậy ? Hãy cùng tới với câu chuyện của ngành công nghiệp Đức nhé.


KHỞI ĐẦU CHẬM TRỄ

Nước Đức là nước bắt đầu CNH rất muộn. Khi mà các cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp đã thành công thì nước Đức lúc bấy giờ vẫn đang là nước Nông nghiệp chậm phát triển. Người dân Đức sau thời kỳ CNH cũng chỉ học theo các công nghệ của Anh, Pháp. Và chủ yếu ngành sản xuất của họ là làm đồ giả. Vì lý do đó, Quốc Hội Anh chú trọng đặc biệt cải cách "luật thương hiệu" và ngày 23/8/1887. Theo đạo luật này, tất cả các hàng hóa có xuất xứ từ Đức phải có in dòng chữ "Made in Germany". Made in Germany vào lúc đã là biểu tượng của hàng giả, hàng kém chất lượng và bị mọi người kinh thường. Mặc dù Đức lúc đó là trung tâm khoa học của Thế giới, thế nhưng, những nghiên cứu khoa học của người Đức khi đó lại không gắn liền với sản xuất. Ngược lại, người Mỹ lại khác. Những người Mỹ sau khi tốt nghiệp và lấy được bằng xong họ không vùi đầu vào các nghiên cứu khoa học nữa. Thày vào đó, họ lăn mình đi làm ở các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. Và đó là lý do mà tính ứng dụng trong khoa học đã giúp Mỹ vượt qua Đức. Đầu thập niên 90 của thế kỷ 19, các nhà khoa học người Đức đã sang Mỹ để học tập kinh nghiệm, mở mang tầm mắt đã phát hiện ra rằng. Các sản phẩm công nghiệp của Mỹ lúc đó có tính công nghệ rất cao. Và lúc này, người Đức mới đưa ra phương châm mới của mình là "lý thuyết phải đi đôi với thực hành". Bắt đầu phát triển về khoa học ứng dụng. Do nước Đức có một nền tảng rất vững chắc về khoa học cơ bản, nên họ đã tiếp thu rất nhanh và vững chắc phương châm "lý thuyết phải đi đôi với thực hành". Đội ngũ các nhà khoa học ứng dụng người Đức đã đứng đầu trong thời gian nửa thế kỷ. Những đội ngũ công nhầ và kỹ sư làm việc rất ăn ý. Và kết quả họ đã lãnh đạo thành công cuộc "cách mạng động cơ đốt trong và điện cơ hóa". Việc này đã khiến cho nền kinh tế Đức không ngừng phát triển. Kể từ đó trở đi, các sản phẩm từ Đức, như: cơ khí, điện, quang học, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao... được mệnh danh là những sản phẩm có chất lượng tốt nhất thế giới. "Made in Germany" khi này trở thành biểu tượng cho sự uy tín và chất lượng. Những công ty có tiếng nhất nước Đức đều được thành lập từ thời điểm này và vẫn luôn giữ được uy tín cho đến tận ngày nay.

NƯỚC ĐỨC CỦA CÂU CHUYỆN "THẢ CON SĂN SẮT, BẮT CON CÁ RÔ"

Một chiếc bút bị sản xuất tại Đức có thể rơi đến cả chục lần mà vẫn có thể dùng được. Những ngôi nhà của người Đức thì xây 120 năm cũng không sập vì người Đức lo sợ sự phá hủy của chiến tranh. Vào nhà một người Đức khó có thể phát hiện một sản phẩm nào khong phải "made in Germany". Thậm chí, bông lấy ráy tai nước Đức cũng sản xuất, dù giá thành sản xuất có thể là 10$ thay vì 1$ của người Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa và trở thành "công xưởng của thế giới", các nước khác thấy không hiệu quả nếu họ tự sản xuất và chảy qua Trung Quốc để đặt hàng. Nhưng nước Đức thì không. Họ vẫn tự sản xuất mọi thứ, từ cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp... cho dù giá thành rất cao. Vì họ luôn có 1 phân khúc thị trường riêng. Đó là những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới. Dân tộc Đức là một dân tộc theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản xuất. Giữa sự chao đảo của của suy thoái kinh tế, nước Đức vẫn không hề hấn gì. Và còn là chỗ dự cho nhiều nước trong cộng đồng chung Châu Âu. Cũng nhờ sự hoàn hảo trong quá trình sản xuất này, mà uy tín về chất lượng của hàng hóa Đức luôn đứng top đầu  của thế giới. Người Đức chịu đầu tư cho quy trình, nhân sự nên đã hưởng thành quả là sự uy tín về chất lượng sản phẩm. Không chạy đua theo cuộc đua hàng giá rẻ, nên đó là là lý do khiến 1 đất nước chỉ vọn vẹn có hơn 80 triệu dân nhưng lại có tới hơn 2300 thương hiệu lớn tầm thế giới. Người Đức thì luôn chú tâm tới từng chi tiết trong sản xuất, các công nhân của doanh nghiệp Đức phải có tránh nhiệm sản xuất các sản phẩm chất lượng đứng đầu thế giới, đảm bảo một dịch vụ tốt. Có thể ai đó sẽ nói rằng: mục tiêu cuối cùng của kinh doanh chẳng phải là lợi nhuận hay sao? Thế nhưng đó có thể là trong triết lý kinh của người Mỹ, Anh hay một nơi nào đó trên thế giới, nhưng với người ĐỨc thì không. Họ có triết lý kinh tế riêng. Triết lý kinh tế của người Đức dựa trên 2 điểm cơ bản sau:

  • Quy trình sản xuất phải an toàn và nhuần nhuyễn.
  • Giá trị sử dụng của các sản phẩm phải có tính công nghệ cao. 

Khi vận hành một doanh nghiệp, nếu chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trên từng sản phẩm, sao cho tối ưu nhất, thì có thể đánh mất các mục tiêu dài hạn. Khi xây dựng được 1 triết lý kinh doanh dựa trên chất lượng và sự uy tín, doanh nghiệp Đức có thể trường tồn trước sóng gió. "không bao giờ vì một ngôi sao lấp lánh, mà bỏ lỡ một bầu trời đêm tuyệt diệu".

MỖI MỘT DOANH NGHIỆP CHỈ KINH DOANH MỘT LĨNH VỰC

Tại Đức, không có một doanh nghiệp nào có thể thành công trong một thời gian ngắn. Mỗi doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất. Có thể lúc ban đầu được coi là những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp phát triển chậm. Nhưng đặc biệt không có doanh nghiệp yếu kém, doanh nghiệp sản xuất đổ giả. Thường các doanh nghiệp tại Đức đều có cả trăm năm kinh nghiệm, luôn luôn chú trọng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Nươc Đức có xưởng rượu vang gần 400 năm tuổi, rất may trong thế chiến thứ 2 không bị Mỹ tiêu diệt. Thương hiệu lốp xe Horse nổi tiếng của Đức được thành lập từ 1871, hiện nay vẫn đang hoạt động hiệu quả và có chi nhánh trải khắp nước Đức. Adidas là công ty thể thao nổi tiếng thế giới được thành lập năm 1920 tai Đức đến nay đã hơn 100 năm tuổi, Heko Ketten là nhà sản xuất xích công nghiệp từ năm 1917 đến nay đã trải qua 4 thế hệ chủ sở hữu... Sản phẩm "made in Germany" không hề cạnh tranh về giá, và cũng không chạy đua theo bất kỳ một doanh sản phẩm nào khác của đối thủ. Với các doanh nghiệp của ĐỨc, giá cả chưa bao giờ quyết định tất cả. Việc cạnh tranh về giá có thể khiến các doanh nghiệp chạy trong một vòng luẩn quẩn. Nước Đức không phải không làm vì lợi nhuận, thế nhưng chỉ cần lợi nhuận của công ty vừa đủ phục vụ các yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Do vậy, người Đức thường có suy nghĩ "lợi nhuận là để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp". Đồng thời, lợi nhuận cũng dùng một phần để làm tăng chất lượng và dịch vụ của sản phẩm của doanh nghiệp mình lên. Có lần một giám đốc của công ty đồ dùng bếp Fisler được hỏi như sau: "cái nồi của ĐỨc sản xuất có thể dùng được 100 năm, nên mỗi lần một khách hàng vào mua thì người ta sẽ ko cần quay lại để mua thêm 1 cái nữa. Ông xem loại nồi của Nhật Bản chỉ dùng được 20 năm, tức là 20 năm sau họ sẽ quay lại mua một cái nữa. Như vậy có phải tốt hơn không? Tại sao ông ko làm nồi chất lượng kém hơn một thì đã có thể kiếm được nhiều tiền hơn không? Vị giám đốc này trả lời: làm sao mà thế được? Tất những người mua nồi của chúng tôi đều không phải đến mua lần nữa. Như vậy, họ sẽ truyền miệng cho nhiều người đến mua nồi của chúng tôi hơn. Vả lại, thế giới có gần 8 tỷ người, thì sẽ còn rất nhiều người mua đồ của chúng tôi nữa."

Triết lý kinh doanh của người Đức khác hẳn với số đông. Khi đã làm ăn thì chỉ trú tâm vào một lĩnh vực duy nhất. Người dùng sẽ cảm thấy chất lượng của sản phẩm, sẽ truyền miệng và giới thiệu cho người thứ 2, thứ 3... Và đây mới là cách mà nước Đức làm kinh doanh.

Gạt sạch băng tải Hosch
Hệ thống gạt sạch băng tải Hosch có giá đắt hơn nhiều lần so với đối thủ, nhưng khi sử dụng thì giá trị sử dụng lại rất xứng đáng với số tiền bỏ ra

KHÔNG TIN VÀO CHẤT LƯỢNG TỐT MÀ GIÁ LẠI RẺ

Ngành sản xuất của Đức có ưu điểm là không quan trọng giá thành. Đến ngay cả người Đức còn thừa nhận là đố của Đức chất lượng tốt nhưng giá không rẻ. Bạn có thể nói chuyện về giá với người Nhật, người Mỹ. Nhưng bạn sẽ bị gạt ngay đi nếu nói chuyện về giá đắt rẻ khi nói chuyện với người Đức. Họ thậm chí không tin có chuyện sản phẩm chất lượng tốt mà giá rẻ được. Sản phẩm "made in Germany" chú trongjv ề chất lượng, sở hữu công nghệ cao, dịch vụ tốt. Các sản phẩm của Doanh nghiệp Đức thường đều đứng đầu thế giới về chất lượng, các nước khác khó có thể sản xuất được những sản phẩm như vậy. Hơn 30% sản phẩm xuất khẩu của Đức đều không có đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi ở Đức đều không có chứa một chất phụ gia nào, tất cả đều là các vật liệu tự nhiên. Tất cả các sản phẩm dành cho sản phụ sau sinh đều phải được bán ở hiệu thuốc, không được bán ở ngoài thị trường. Socola của Đức đều sử dụng các hạt cacao nguyên gốc. Tất cả các sản phẩm liên quan đến sức khỏe đều phải qua quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo các nguyên liệu được sử dụng các chất tự nhiên. Các sản phẩm hóa chất cảu Đức đều không sử dụng trong công nghiệp, ví dụ: các chất tẩy rửa, xà phòng ngoài tác dụng vệ sinh khử khuẩn ra, thì phần lớn đều áp dụng công nghệ phân hủy sinh học để đảm bảo các hóa chất không gây hại cho quá trình phát triển tự nhiên của con người. Sản phẩm máy lọc nước của Đức sử dụng hệ thống lọc vô cơ để lọc chất bẩn có thể lọc các chất hữu cơ đội hại mà còn tăng Magie cho nước, nước uống từ máy lọc của Đức bạn sẽ cảm thấy nước có vị ngọt thanh. Dụng cụ nhà bếp của Đức có tính kháng khuẩn tự nhiên, chịu được nhiệt độ cao lại bảo vệ môi trường. Người ta thường nói, dùng nồi Đức là phải dùng được cả trăm năm. Cho nên nhiều nhà ở Đức mới dùng nồi từ đời này sang đời khác, không cần phải mua đến cái thứ 2. Sản phẩm nồi của Đức làm hoàn toàn từ gang và thép, trong nắp nồi có kiểu hoa văn lạ. Được biết, hoa văn nắp nồi là một kỹ thuật giúp cho hơi nước được lưu thông tự nhiên, không bị khô. Quay trở lại với vị giám đốc công ty sản xuất nồi kể trên, khi được hổi tại sao nồi của Đức lại sử dụng được cả trăm năm. Ông trở lời: 

  • lý do thứ nhất là do nước Đức có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Vậy nên, để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, người Đức buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sử dụng lên cao nhất có thể. 
  • lý do thứ hai là người ĐỨc quan niệm chất lượng của sản phẩm tốt hay không đều ở tuổi thọ của sản phẩm 
Xích Heko, thành lập từ 1917

Heko sản xuất xích công nghiệp từ năm 1917, trải qua 4 thế hệ, hiện tại vẫn sản xuất xích công nghiệp bán khắp thế giới


Video từ BattleCry

Trên đây là triết lý kinh doanh và quan điểm chất lượng của người đức, của sản phẩm "made in Germany". Bạn có ý kiến gì cho việc này?? Hay để lại quan điểm của bạn ở phần bình luận.[/tintuc]

Bình luận

0345-015-515